Chú thích Dương_Bá_Trạc

  1. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, tr. 412.
  2. Dương Trọng Phổ đã sớm cho các con học thêm Tây học và còn vận động các gia đình giàu có đưa con em ra nước ngoài học tập để trở về chấn hưng đất nước. Ngoài ra ông còn chủ trương mở hiệu buôn Nam Đồng Ích, Hồng Tân Hưng để cổ vũ hàng nội hóa (Từ điển văn học [bộ mới], tr. 352). Tài liệu của Sở Liêm phóng Đông Dương mang ký hiệu FL 124139, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, cũng cho biết ông Dương Trọng Phổ đã có nhiều hoạt động cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thụcphong trào Đông Du.
  3. Theo PGS. Chương Thâu, cuối năm 1906, Đông Kinh Nghĩa Thục đã được các nhà nho âm thầm xúc tiến thành lập, đến tháng 3 năm 1907 thì khai giảng, nhưng đến tháng 5 mới có giấy phép chính thức của phủ Thống sứ (Dương Bá Trạc - con người và thơ văn', tr. 52-53).
  4. Dương Trọng Phổ bị kêu án 5 năm tù, nhưng chỉ ở Côn Nôn 5 tháng thì được thả (Dương Tụ Quán, trong Dương Bá Trạc - con người và thơ văn, tr. 26).
  5. Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định ngày 10 tháng 7 năm 1910, cho đổi án biệt xứ đối với một số phạm nhân ra án an trí. Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Hoàng Tăng Bí...cũng đều được đổi án như ông Trạc (Dương Tụ Quán, trong Dương Bá Trạc - con người và thơ văn, tr. 26)
  6. Bỉnh: cầm, bút: bút; tức Biên tập viên của một tờ báo.
  7. Shiraishi Masaya(白石昌也). "The Vietnamese Phuc Quoc League and the 1940 Insurrection". Tokyo: Contemporary Asian Studies, Waseda University, 2004. tr 19
  8. Chương Thâu, trong Dương Bá Trạc - con người và thơ văn, tr. 64.
  9. Phạm Ngọc Lan, Từ điển văn học (bộ mới), tr.354
  10. Trích lời giới thiệu của Nhà xuất bản Phụ nữ ghi ở bìa sau sách Dương Bá Trạc - con người và thơ văn.
  11. Chép theo Nét mực tình (1937). Năm 1942, trong một bài viết đăng trên Tri Tân số 38, tác giả chỉnh lại đoạn I là: Nước nhà gặp cơn bĩ - Trách nhiệm gái trai chung - Em ơi đứng cùng chị-Thù riêng mà nghĩa công - Quản chi phận bồ liễu - Kề vai gánh non sông - Lĩnh Nam bảy mươi quận-Mặc sức ta vẫy vùng - My Linh dựng nghiệp đế -Nhi nữ cũng anh hùng!
  12. Vũ Ngọc Khánh, trong Dương Bá Trạc - con người và thơ văn, tr.78.
  13. Cả hai bài vịnh cảnh trên đều chép theo Nét mực tình, 1937.
  14. Nhà văn hiện đại, tr. 411.

Liên quan